TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 2/2025

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến đến với buổi gới thiêu sách ngày hôm nay em xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn cuốn sách: Sự tích hoa đào, hoa mai

Như chúng ta đã biết Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên - Địa – Nhân, và là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh... Người Việt Nam chúng ta có phong tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, dù ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong sự hoà thuận, yêu thương và luôn cầu chúc cho nhau bằng những điều tốt lành, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu, được về với cội nguồn nơi chôn rau cắt rốn. Chính vì thế mà mọi người đều chuẩn bị cho cái tết của gia đình mình thật đầy đủ về mọi mặt như trang trí nhà cửa, trồng rau, trồng hoa, làm bánh mứt và cùng nấu những món ăn ngon mang hương vị tết…

         Như chúng ta đã biết, từ lâu, cây đào đã trở thành loài cây quen thuộc trong mỗi ngày Tết. Nhưng có lẽ ít ai hiểu rằng vì sao cây đào lại trở thành loài cây được nhắc đến nhiều nhất trong mùa xuân, trong những ngày Tết cổ truyền. Để hiểu thêm được điều đó, trong buổi giới thiệu sách ngày hôm nay em sẽ giới thiệu tới thầy cô và các bạn cuốn truyện tranh “Sự tích hoa đào, hoa mai” của tác giả Minh Hiếu biên soạn. Sách do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2015, với 31 trang, in trên khổ 14,5x20,5cm.

        Cuốn sách là câu chuyện được xuất phát từ một vùng phía đông núi Sóc Sơn, thuộc miền Bắc nước ta. “Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn, thuộc miền Bắc nước ta có một cây. đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường, bóng râm tre phủ cả một vùng.

        Cây hoa đào cổ thụ ấy là nơi trú ngụ của 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy. Hai vị sức vóc phi thường, lại tinh thông nhiều phép thuật….” chính vì vậy mà “Thuở ấy, làng nào cũng bị lũ ma quỷ vào quấy phá, cướp bóc thường xuyên, cuộc sống của dân lành vô cùng điêu đứng. Nhưng riêng vùng núi Sóc Sơn thì chẳng ma quỷ nào dám bén mảng. Vì chúng biết rằng thần Trà và thần Uất Lũy sức mạnh phi thường, quyền uy lừng lẫy, nếu đặt chân đến đó thì khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai thần…”. Cũng từ đó mà câu chuyện được lan rộng khắp nơi. “Lâu dần, việc ấy trở thành phong tục đẹp. Cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, nhà nhà đều có cành đào tươi thắm.

Và Cô bé Mai trong truyện “Sự tích hoa mai” tiếp theo có liên quan thế nào trong câu chuyện và có những điểm gì đáng để chúng ta học tập. Các bạn hãy đến thư viện để có trong tay cuốn truyện này nhé! hy vọng cuốn sách sẽ mang lại cho chúng ta những kiến thức bổ ích và thiết thực về phong tục của dân ta. Còn hữu ích hơn nữa khi chúng ta đang sống trong không khí của những ngày Tết sắp đến, đó cũng là không khí của hoa đào, hoa mai. 

          Buổi giới thiệu sách đến đây là kết thúc rồi e xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe.